Chuyên mục

Tin tức

3 cuốn sách về thương hiệu không thể bỏ qua bạn nên đọc

Ngày đăng: 06/05/2020 Đăng bởi: admin Lượt xem: 593

Nếu bạn đang tấn công vào thị trường hoặc từng bước để xây dựng thương hiệu cho mình thì kiến thức là điều quan trọng nhất lúc này. Tôi giới thiệu đến bạn 3 quyển sách rất hay về thương hiệu và định vị. Chắc chắn rằng bạn sẽ khác đi khi đọc xong 3 cuốn sách này.

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU – CUỘC CHIẾN TRONG TÂM TRÍ KHÁCH HÀNG POSITIONING – THE BATTLE FOR YOUR MIND

Tác giả: Al Ries và Jack Trout

– Kết luận quan trọng nhất của cả cuốn sách:

Định vị thương hiệu không phải tạo ra những cái mới mà là tối ưu hoá những gì đã có trong tâm trí của khách hàng. Al Ries và Jack Trout dùng cụm từ “manipulate what’s already up there in the mind” để mô tả mục tiêu của định vị.

– Điều tôi thích nhất:

Phong cách viết ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Những vấn đề học thuật được tác giả trình bày bằng ngôn ngữ phổ thông. Đặc biệt không có những đoạn dẫn dắt thừa thãi vốn hay gặp ở nhiều cuốn sách chuyên môn.

3 cuốn sách về thương hiệu không thể bỏ qua bạn nên đọc

– Điểm chưa rõ:

Cuốn sách nhấn mạnh định vị thương hiệu xuất phát từ khách hàng. Tuy nhiên có một số trường hợp thương hiệu chi phối dẫn dắt khách hàng thay vì chỉ xoay quay nhận thức có sẵn của khách hàng. Cuốn sách không đề cập đến khía cạnh này.

– Tính thực tiễn khi tôi áp dụng cho doanh nghiệp tôi sở hữu và cho khách hàng tôi tư vấn:

Cuốn sách mang tính thực tiễn cao. Các quy luật về định vị đúng cho việc xây dựng thương hiệu của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tôi đã trải nghiệm: FMCG, bất động sản, bán lẻ, xây dựng, giáo dục, hàng không, tài chính ngân hàng và thậm chí cho tổ chức NGO

– Ai nên đọc:

Tất cả những ai làm nghề liên quan đến marketing nói chung, chủ doanh nghiệp và các quản trị viên về kinh doanh.

KHÁC BIỆT HAY LÀ CHẾT – DIFFERENTIATION OR DIE

Tác giả: Jack Trout và Steve Rivkin

– Kết luận quan trọng nhất của cả cuốn sách:

Bất cứ sản phẩm dịch vụ nào cũng có thể khác biệt hoá. Vấn đề là cách thức tác động vào tâm trí khách hàng thay vì chỉ dựa vào khác biệt lý tính sẵn có của thương hiệu.

– Điều tôi thích nhất:

Cách nhìn đa chiều và biện chứng về chiến lược khác biệt hoá thương hiệu vốn trở nên hiệu quả khi các thương hiệu ngày càng trở nên giống nhau.

3 cuốn sách về thương hiệu không thể bỏ qua bạn nên đọc

– Tính thực tiễn khi tôi áp dụng:

Khá nhiều tình huống thương hiệu không có trong cuốn sách. Các cách thức khác biệt hoá thương hiệu thực tế đa dạng hơn rất nhiều so với hơn mười phương pháp Jack Trout có đề cập (các phương pháp phổ biến nhất).

– Ai nên đọc:

Dân marketing nói chung. Sách viết khá cô đọng nên có thể khó hiểu cho những bạn chưa có trải nghiệm nhiều.

THƯƠNG HIỆU BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA – HOW BRANDS BECOME ICON

Tác giả: Douglas B. Holt

– Kết luận quan trọng nhất của cả cuốn sách:

Mô hình xây dựng thương hiệu biểu tượng văn hoá hoàn toàn khác với mô hình định vị thương hiệu theo phong cách truyền thống. Mô hình này rất kén chọn và đòi hỏi thương hiệu hội tụ nhiều yếu tố nội tại và ngữ cảnh thích hợp. Khi đã thành biểu tượng, thương hiệu khó có thể bị bắt chước và có sức ảnh hưởng sâu rộng đến xu thế xã hội.

– Điều tôi thích nhất:

Đọc lần 1 tôi hầu như lơ mơ. Đọc lần 2 vẫn tiếp tục lơ mơ. Đọc lần 3 thấy vỡ nhiều điều thú vị. Đọc lần 4 phải thốt lên: quá hay. Sau đó đọc lại nhiều lẫn nữa mỗi lần nhớ ra đoạn nào đó.

– Điều tôi không thích nhất:

Với người theo trường phái đơn giản thứ phức tạp như tôi cuốn này đòi hỏi sự kiên nhẫn khủng khiếp khi đọc. Vẫn có thể viết dễ hiểu hơn.

3 cuốn sách về thương hiệu không thể bỏ qua bạn nên đọc

– Tính thực tiễn khi tôi áp dụng:

Tôi chưa có cơ hội áp dụng tại Việt Nam vì thương hiệu biểu tượng quá kén về điều kiện. Đã gặp một case tư vấn cho ông lớn thương hiệu Việt gần gần giống nhưng quyết định thôi vì áp dụng phức tạp.

– Ai nên đọc:

Ai mê thương hiệu thì nên tìm hiểu. Bất cứ ai. Vì đọc để biết thế giới ngoài kia thật đa dạng. Ta vẫn chỉ mới ngoi ngóp khỏi bờ giếng làng.

0974809908